Chính sách ngoại giao Amenhotep_I

Phù điêu của Amenhotep I từ Karnak.

Tên Horus và Nebty của Amenhotep I, "Bò đực, kẻ chinh phục các vùng đất" và "Người gây nên nỗi khiếp sợ khủng khiếp," thường được giải thích là Amenhotep I có ý đồ thống trị các quốc gia xung quanh.[11] Hai đoạn văn từ các ngôi mộ đã chỉ ra rằng nhà vua đã tiến hành chiến dịch vào Nubia. Theo như đoạn văn từ ngôi mộ của Ahmose, con trai của Ebana, Amenhotep đã tìm cách mở rộng biên giới của Ai Cập về phía nam hướng đến Nubia và ông đã chỉ huy một đạo quân xâm lược và đánh bại quân đội Nubia.[12] Phần tiểu sử từ ngôi mộ của Ahmose Pen-Nekhebet nói rằng ông ta cũng đã chiến đấu trong một chiến dịch ở Kush,[13] Tuy nhiên có vẻ như nó cũng đề cập đến chiến dịch tương tự như từ Ahmose, con trai của Ebana.[11] Amenhotep xây dựng một ngôi đền ở Saï, điều này cho thấy rằng ông đã thiết lập các khu định cư Ai Cập xa đến tận thác nước thứ ba.[5]

Một điều khác biệt duy nhất được nhắc tới trong ngôi mộ của Ahmose Pen-Nekhebet đó là về một chiến dịch diễn ra ở Iamu thuộc đất Kehek.[14] Tuy nhiên, vị trí của Kehek này là không rõ. Từ lâu người ta đã tin tưởng Kehek này là nhắc đến bộ lạc Libya, Qeheq, và do đó được mặc nhiên công nhận rằng những kẻ xâm lược tới từ Libya đã lợi dụng thời điểm Ahmose qua đời để di chuyển vào phía tây đồng bằng châu thổ sông Nile.[15] Thật không may cho giả thuyết này, người Qeheq chỉ xuất hiện trong thời gian sau đó, và vẫn chưa xác định được Kehek này là gì. Nubia có thể là một khả năng, bởi vì Amenhotep đã tiến hành chiến dịch ở đó, khu vực sa mạc và các ốc đảo phía tây cũng đã được đề nghị, vì dường như chúng đã nằm dưới sự kiểm soát của Ai Cập một lần nữa.[14]

Ai Cập đã bị mất khu vực sa mạc cùng các ốc đảo phía tây trong thời kỳ hỗn loạn thứ hai, và trong cuộc khởi nghĩa chống lại người Hyksos, Kamose đã nghĩ rằng cần thiết phải đồn trú ở đó.Thời điểm khi họ tái chiếm hoàn toàn lại khu vực này là không chăc chắn, nhưng trên một tấm bia đá, danh hiệu "Lãnh chúa-thống đốc các ốc đảo" đã được sử dụng,[16] điều này có nghĩa là vương triều Amenhotep đã thiết lập hoàn toàn sự thống trị trở lại của Ai Cập.[17]

Không có ghi chép nào về các chiến dịch ở vùng Syria-Palestine trong suốt vương triều Amenhotep I. Tuy nhiên, theo tấm bia đá Tombos của người vị vua kế tiếp, Thutmose I, khi Thutmose chỉ huy một chiến dịch ở châu Á, trên toàn bộ con đường tiến đến Euphrates, ông không gặp phải bất cứ sự chống cự nào.[18] Nếu như Thutmose không tiến hành một chiến dịch tới châu Á mà không được ghi lại trước khi điều này diễn ra, nó có nghĩa rằng vị pharaon tiền triều đã phải bình định Syria thay cho ông ta,[19] và đó có thể là một chiến dịch châu Á của Amenhotep I. Hai dẫn chứng có nhắc đến vùng Levant có khả năng được viết trong thời gian trị vì của ông có thể là bằng chứng đương đại cho một chiến dịch như vậy. Một trong những bằng chứng đó là ngôi mộ của Amenhotep có nhắc đến Qedmi, nằm ở một nơi nào đó thuộc Canaan hoặc Transjordan, và ngôi mộ Amenemhet còn nhắc đến sự thù địch với Mitanni.[20] Vị trí ngôi mộ của Amenhotep là không chắc chắn, và Amenemhet đã phục vụ dưới nhiều đời vua, họ đều đã tấn công Mitanni.[20] Ghi chép từ vương triều của Amenhotep chỉ đơn giản là hoàn toàn quá ít và quá mơ hồ để có được một kết luận về bất kỳ chiến dịch Syria nào.